Khoảng cách thế hệ luôn là vấn đề tồn tại trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Có lẽ, sự khác biệt rõ ràng nhất của thế hệ X (1965-1979) và thế hệ Z (1995-2012) là về văn hóa Đọc. Nếu thế hệ X chỉ được trải nghiệm bước đầu về máy tính cá nhân, internet; gần như thu thập thông tin từ Tivi thì thế hệ Z là thế hệ sống trọn trong thế giới số, được bao bọc xung quanh là thiết bị công nghệ; do vậy, hành vi của cả hai thế hệ trong việc lựa chọn sách hay lựa chọn cách Đọc sách là vô cùng khác nhau.
Triển lãm Quốc tế Thang máy lần thứ III tại Việt Nam
Sự kiện chuyên ngành thang máy và linh phụ kiện tổ chức tại TP. HCM với quy mô 120 gian hàng
Đăng ký ngayThế hệ Z thích những cuốn sách về trải nghiệm, phát triển bản thân
Được sinh ra vào thời điểm toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, thế hệ Z thường được gọi là thế hệ “dịch chuyển”, họ thích đi và mong muốn trải nghiệm. Thế hệ Z là những con người có xu hướng thích những cuốn sách nói về những trải nghiệm của người đi trước, thường sẽ là du lịch đến những chân trời, vùng đất mới. Không chỉ vậy, do được sống trong một thế giới nơi những thiết bị điện tử công nghệ cao bao quanh ngay từ khi còn nhỏ, thế hệ Z thường mong muốn được định vị và thấu hiểu bản thân mình. Đó cũng là lý do lý giải cho việc ngày càng nhiều người trẻ tìm đến sách self-help – nơi có thể giúp họ phát triển và khám phá bản thân.
Trong khi đó, thế hệ X thích sự ổn định vì họ lớn lên trong giai đoạn không hề dễ dàng với những biến động lớn của xã hội, tìm việc trong khoảng thời gian vô cùng khó khăn. Do vậy, làm việc và sản xuất là triết lý sống của họ. Với thế hệ này, họ đọc nhiều sách thơ, văn, nghiên cứu, sách chuyên ngành, bên cạnh đó còn nghiên cứu thêm báo, tạp chí để cập nhật những thông tin thời sự, chính trị, văn hoá.
Thế hệ Z thích đọc sách hơn thế hệ X nhưng họ lại ít chọn sách là phương pháp để tiếp thu kiến thức
Thế hệ Z thích ở một mình hơn thế hệ X và họ dành nhiều thời gian để đọc sách thay vì chơi game hay đi chơi với bạn bè. Tuy nhiên, thế hệ Z vẫn ưu tiên sử dụng các công cụ tiện ích để tìm kiếm thông tin và kiến thức của mình một cách tiện lợi và nhanh chóng.
Nếu thế hệ X phải đối mặt với vấn đề tìm việc làm thì thế hệ Z lại bước vào làn sóng phát triển về công nghệ thông tin cùng rất nhiều công việc mới được hình thành. Do vậy, thế hệ Z luôn phải chịu áp lực với nỗi sợ bị bỏ lại đằng sau. Thế hệ Z cũng luôn là người nắm bắt xu hướng và bắt kịp chúng nhanh nhất. Chính vì thế, việc dừng lại và nghiền ngẫm những tri thức trong một cuốn sách không phải là lựa chọn hàng đầu của họ.
Xem thêm:
Thế hệ Z thường không quá quan tâm tới việc đọc sách bằng phương tiện gì
Nếu đa phần thế hệ X ưa chuộng sách giấy thì với thế hệ Z, việc đọc sách theo cách nào không thật sự quan trọng với họ. Thế hệ Z đọc sách để hướng tới việc tiếp thu kiến thức do vậy họ thường đọc sách nhanh, sách mỏng và “đọc lướt” hơn. Thế hệ Z có thể đọc một lúc nhiều quyển sách khác nhau, chuyển đổi sang các phương tiện đọc khác nhau: sách giấy, sách điện tử hay trên điện thoại di động để dễ dàng trong việc sinh hoạt hàng ngày mà vẫn có thể tiếp thu kiến thức. Tuy vậy, việc đọc sách theo cách này thường dẫn đến hệ quả là thế hệ Z không bao quát hết được nội dung những cuốn sách đang đọc, khó hình thành tổng thể kiến thức chung.
Mặc dù có rất nhiều điều khác nhau trong văn hóa đọc của hai thế hệ, nhưng có hai điều tích cực xảy ra không chỉ ở cả hai thế hệ mà còn ở trong xu hướng Đọc sách nói chung đó là (1) sách vẫn đang là một trong những nguồn cung cấp kiến thức quan trọng hiện nay và (2) văn hóa đọc tại Việt Nam đang phát triển không ngừng trong các năm qua, có những bước tiến bộ đáng kể như sự gia tăng của các đầu sách, hệ thống thư viện trên khắp tỉnh thành được mở rộng cũng như sự ủng hộ của người đọc tới các phong trào đọc sách đang lan tỏa trên khắp cả nước.
Tuy nhiên, xét trên phương diện tổng thể, văn hoá Đọc sách ở nước ta vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Mặc dù thế hệ Z ngày nay đã chủ động tìm kiếm sách để đọc hơn, thế nhưng con số đó vẫn còn quá nhỏ và “chất lượng” những cuốn sách họ đọc thì chưa thể “kiểm chứng”. Sự Đọc vẫn chưa đi sâu vào gốc rễ, đó là: “Đọc để tiếp thu tri thức nhân loại.” Người đọc hiện nay vẫn còn bị hoang mang trước việc đọc sách sao cho đúng? Đọc sách sao cho hiệu quả?, họ bị bủa vây trước hàng ngàn đầu sách, những nỗi băn khoăn về 2 loại phương tiện đọc là sách giấy hay sách điện tử, hay có nên đọc sách self-help không,… nhưng lại không tìm ra được phương pháp đọc cho bản thân mình.
Thấu hiểu thực trạng đó, Love Books Love Life phối hợp cùng công ty sách Phúc Minh tổ chức Workshop: “Xu hướng văn hóa đọc trong thời đại 4.0” nhằm giúp các bạn có góc nhìn mới hơn về 2 loại phương tiện đọc sách cũng như thấu hiểu bản chất Self-help. Sự kiện quy tụ Diễn giả là những người thuộc nhiều thế hệ khác nhau có kiến thức chuyên môn cùng vốn sống sâu rộng hứa hẹn sẽ đem lại nhiều những bài học, trải nghiệm quý giá cho các bạn.
** Để tham gia sự kiện Workshop và có cơ hội nhận những phần quà hấp dẫn, các bạn hãy đăng ký theo link dưới đây:
** Để biết thêm thông tin về sự kiện SiL, các bạn vui lòng truy cập link:
** Tìm hiểu về Workshop: “Xu hướng văn hóa đọc trong thời đại 4.0” cùng Săn Sự Kiện tại: